Kính gửi quý độc giả Việt Nam trên mạng lưới
tòan cầu,
Kính thưa Quý vị,
Nếu những phát minh khoa học kỹ thuật vào cuối thế kỷ XVII
và đầu thế Kỷ XVIII được vận dụng vào các lãnh vực phục
vụ đời sống con người, đã đưa lòai người từ một nền văn
minh nông nghiệp bước vào nền văn minh cộng nghiệp, thì
với phát minh điện tử vào hậu bán Thế Kỷ 20 đã đưa lòai
người từ nền văn minh công nghiệp bước vào nền văn minh
điện tử.
Buớc vào Thế Kỷ XXI, trong bối cảnh của nền văm minh
điện tử, thế giới đã và đang phát triển theo chiếu hướng
Tòan Cầu Hóa với hai nội dung chính: Tòan cầu hóa về chính
trị (Dân chủ hóa chế độ độc tài các kiểu: Phong kiến, tôn
giáo, quân phiệt, cộng sản. . .) và Tòan cầu hóa về kinh
tế (Kinh tế thị trường tự do…). Đó là xú thế tất yếu của
thời đại, nên dù muốn dù không Việt Nam cũng đã đang và
phải hội nhập vào xú thế tòan cầu này. Nghĩa là sớm muộn
Việt Nam phải chuyển đổi từ chế độ độc tài tòan trị cộng
sản lỗi thời qua chế độ dân chủ pháp trị hợp thời. Thực
tế ngày càng có nhiều dấu hiệu lạc quan chứng tỏ Việt Nam
đã và đang phát triển theo hướng này: Việt Nam nhất định
sẽ dân chủ hóa và nền kinh tế thị trường vá víu hiện nay
nhất định sẽ hòan chỉnh phù hợp với trình độ phát triển
tòan diện của đất nước.
Nói đến chế độ dân chủ là phải có pháp trị, nghĩa là
cai trị bằng luật pháp. Luật khoa chính là ngành học cung
ứng những chuyên viên hữu dụng cho chế độ dân chủ pháp trị.
Website Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam được mở ra lúc này,
nhằm:
1.- Thâu thập những đóng góp thiết thực về tri thức chuyên
môn của các Giáo sư, các cựu sinh viên luật khoa Việt Nam
trong cũng như ngòai nước, dù xuất thân từ trường luật trong
nước hay ngọai quốc, cho công cuộc dân chủ hóa và phát triển
đất nước đến giầu mạnh.
2.- Thâu thập và lưu trữ những tài liệu lịch sử, pháp
lý và thực tế liên quan đến ngành luật học Việt Nam (Các
đại học Luật Khoa việt Nam…), các chế độ chính trị (Hiến
pháp, các Bô Luật, Các Hiệp Ước Quốc Tế liên quan đến Việt
Nam…), chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và các hải đảo của Việt
Nam(Hòang Sa & Trường Sa…).
3.- Thông tin và nối kết các giáo sư, các cựu sinh viên
luật khoa Việt Nam và các vị thức giả để củng cố tình đồng
môn, đồng liêu, đồng khoa Luật và đồng chí hướng, để cùng
nhau đóng góp tri thức hữu dụng cho sự hưng thịnh, phát
triển và trường tồn của Tổ Quốc Việt Nam.
Chúng tôi ước mong được sự hưởng ứng nồng nhiệt của các
Giáo sư, các cựu sinh viên luật khoa,các vị thức giả và
độc giả Việt Nam khắp nơi, trong cũng như ngòai nước, để
giúp Website Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam thành đạt
các mục đích nêu trên.
Thư từ bài vở xin gửi về
: luatkhoavietnam@gmail.com
Để đọc WebsiteVilas xin bấm: http://luatkhoavietnam.com
Trân trọng kính chào
Houston, ngày 9 tháng
2 năm 2009 |
|
|
Chủ Tịch Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam |
 |
Thiện Ý Nguyễn
Văn Thắng |
|
|