TUYÊN NGÔN THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ LUẬT KHOA VIỆT NAM
Nhận thức rằng:
-Việt Nam, sau hơn hai mươi năm lãnh thổ qua phân, chiến tranh triền
miên, đất nước tan hoang, lòng người ly tán, chết chóc tràn lan;
kế đến hai mươi lăm năm độc tài toàn trị, độc lập, tự do, dân chủ,
phát triển và phú cường vẫn còn là khát vọng của gần tám mươi triệu
người Việt Nam trong nước, cũng như hơn hai triệu người Việt hải
ngoại.
-Hiện tại, bước vào Thiên Niên Kỷ mới, khát vọng chính đáng của
dân tộc có triển vọng được thực hiện trong khung cảnh một
chế độ Dân Chủ Pháp Trị đích thực tại Việt Nam.
Ðó là xu thế của thời đại, là chiều hướng tất yếu của thực tiễn
và lịch sử Việt Nam !
Vì vậy, chúng tôi:
-Những cựu sinh viên các trường Luật Việt Nam, Hoa Kỳ cũng như các
quốc gia khác trên thế giới và thân hữu, do sự thôi thúc của lòng
yêu nước, sự gắn bó của tình huynh đệ đồng môn và thân hữu, đã tự
nguyện đứng ra thành lập CÂU LẠC BỘ LUẬT KHOA VIỆT NAM (VILAS),
tạo môi trường để những nhà trí thức Việt Nam có chung lý tưởng,
cùng nhau góp phần vào công cuộc thực hiện những khát vọng chân
chính của người Việt Nam.
-Trong ý hướng ấy, chúng tôi mời gọi các bậc trí giả Việt Nam thiết
tha với quê hương, thuộc nhiều thế hệ, từ mọi ngành học thuật, trong
cũng như ngoài nước, tham gia Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam.
Ðó là trách nhiệm của tập thể trí thưcù Việt Nam nói chung, cựu
sinh viên Luật Khoa Việt Nam nói riêng, trước tiền đồ của Dân Tộc
và sự hưng thịnh của Quốc Gia!
Chúng tôi minh định:
-Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam (VILAS) không phải là một tổ chức
chính trị như một chính đảng hay tổ chức đấu tranh, nhưng có lập
trường chính trị: Quốc Gia Dân Tộc, Dân Chủ Tự Do; không chấp nhận
mọi hình thái độc tài, áp bức, bất công xã hội.
-Lập trường chính trị ấy sẽ thể hiện bằng những sản phẩm tri thức
kết tinh từ những sinh hoạt của Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam, trong
khuôn khổ của Nội Quy được Hội Nghị Toàn Thể Hội Viên Sáng Lập chung
quyết hôm nay. Những sản phẩm tri thức có được trong tương lai,
Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam không giữ bản quyền; bất cứ cá nhân
hay đoàn thể nào cũng có thể vận dụng vào công cuộc kiến tạo một
quê hương Việt Nam thực sự Tự Do, Dân Chủ và Phú Cường.
Bản tuyên ngôn này được công bố cùng lúc với Nội Quy Câu Lạc
Bộ Luật Khoa Việt Nam, với sự đồng thuận ký tên của các Hội Viên
Sáng Lập.
Làm tại thành phố Houston tiểu bang Texas Hoa Kỳ
ngày 27 tháng 8 Năm 2000.
NỘI QUY
CÂU LẠC BỘ LUẬT KHOA VIỆT NAM
ÐIỀU I: DANH XƯNG – HUY HIỆU
Nay thành lập một tổ chức bất vụ lợi theo luật lệ của tiểu bang
Texas với danh xưng là CÂU LẠC BỘ LUẬT KHOA VIỆT NAM, viết tắt là
VILAS ( Vietnamese Law Society) với huy hiệu theo mẫu đính kèm.
ÐIỀU II: TÔN CHỈ
Ðặt trên căn bản đồng môn luật khoa và thân hữu, CÂU LẠC BỘ LUẬT
KHOA VIỆT NAM (VILAS) hoạt động trên nền tảng dân chủ và trọng pháp
trong tinh thần độc lập, khách quan, trung thực, công bình và yêu
quê hương.
ÐIỀU III: MỤC ÐÍCH
Mục đích của CÂU LẠC BỘ LUẬT KHOA VIỆT NAM (VILAS) phù hợp với điều
501(3)(c) của bộ luật thuế vụ Hoa Kỳ, được quy định như sau:
a. Thắt chặt tình thân ái, tương trợ giữa các hội viên
qua những sinh hoạt Giáo Dục, Văn Hóa và Xã Hội.
b. Góp phần vào công cuộc kiến tạo một quê hương Việt Nam
TỰ DO, DÂN CHỦ TIẾN BỘ, và PHÚ CƯỜNG qua các hoạt động Tri Thức.
c. Tất cả mục đích trên cần được thực hiện trong khuôn
khổ luật lệ của địa phương nơi hoạt động.
ÐIỀU IV: HOẠT ÐỘNG
Câu Lạc Bộ sẽ cố gắng thực hiện những chương trình và hoạt động
sau:
a. Nghiên cứu, thảo
luận và phổ biến các kiến thức và kinh nghiệm về Luật Pháp, Chính
Trị, Kinh Tế, Tài Chánh, Văn Hoá, Xã Hội,Khoa Học và Kỹ Thuật… qua
việc soạn thảo các kế hoạch, hội thảo và phát hành các ấn phẩm của
các Ủy Ban. Những hoạt động này nhằm thỏa mãn nhu cầu tri thức của
các hội viên và xuất bản thành các tác phẩm hữu ích cho sự phát
triển của quê hương Việt Nam.
b. Những hoạt động
xã hội, văn hóa, giải trí và các chương trình khác nhằm tăng cường,
phát triển và thắt chặt tình đồng môn, ái hữu và tương trợ giữa
các hội viên.
c. Những ấn phẩm
định kỳ nhằm phổ biến các hoạt động và các sản phẩm tri thức của
Câu Lạc Bộ qua mạng lưới Internet và các phương tiện truyền thông
khác.
ÐIỀU V: TRỤ SỞ
Trụ sở chính được đặt tại số 1209 Dennis St., Houston, TX 77004,
và Hội Ðồng Ðiều Hành có thể thay đổi mỗi khi cần. Tùy quyết định
của Hội Ðồng Ðiều Hành, Câu Lạc Bộ vẫn có thể có thêm nhiều văn
phòng ở các Tiểu Bang khác, nhưng luôn luôn phải duy trì trong lãnh
thổ Texas một văn phòng liên lạc đã được đăng ký với Tiểu Bang Texas.
ÐIỀU VI: HỘI VIÊN
Khoản 6-01: Hội viên:
Hội viên của Câu Lạc Bộ gồm hai loại: Hội viên Hoạt Ðộng và Hội
viên Danh Dự.
a. Hội viên hoạt
động: Bất cứ người Việt Nam nào đã và đang học luật tại Việt
Nam, tại Hoa kỳ và tại các quốc gia khác và thân hữu chấp nhận Nội
Quy của Câu Lạc Bộ đều có thể trở thành hội viên với các điều kiện
sau:
- Nộp
đơn xin gia nhập Câu Lạc Bộ
- Ðược
sự chấp thuận của chủ tịch Hội Ðồng Ðiều Hành với sự đồng ý của
Hội Ðồng Giám Sát và nhận thẻ hội viên.
- Ðóng
niên liễm.
b. Hội viên danh
dự: Các cựu và các giáo sư trường luật, các nhà trí thức Việt Nam
và các mạnh thường quân có thể được mời vào hội với tư cách hội
viên danh dự. Hội viên danh dự do Chủ Tịch Hội Ðồng Ðiều Hành mời
và được Hội Ðồng Giám Sát đồng ý. Hội viên Danh Dự không có quyền
biểu quyết và không phải đóng niên liễm.
Hội viên Câu Lạc Bộ không chịu trách nhiệm cá nhân về phương diện
tài chánh, dân sự và
các trách nhiệm khác của Câu Lạc Bộ.
Khoản 6-02: Quyền hạn của hội viên:
Hội viên được quyền tham gia vào các quyết định của Câu Lạc Bộ và
được hưởng mọi quyền lợi do Câu Lạc Bộ mang lại. Mỗi hội viên đều
có một phiếu ngang nhau khi họp Ðại Hội để quyết định một vấn đề
của Câu Lạc Bộ.
Khoản 6-03: Ra hoặc bị mời ra khỏi Câu Lạc Bộ:
Hội viên bất cứ lúc nào cũng có thể viết thư cho Tổng Thư Ký yêu
cầu rút tên ra khỏi Câu Lạc Bộ.
Ðại Hội Khoáng Ðại với đa số phiếu có thể loại bỏ tư cách hội viên
của một hội viên với lý do chính đáng. Hội viên không đóng niên
liễm cũng có thể mất tư cách hội viên.
Khoản 6-04: Tư cách hội viên:
Tư cách hội viên là một đặc quyền, không phải là một quyền lợi nên
không được sang nhượng.
Khoản 6-05: Niên liễm:
Ðại hội khoáng đại sẽ ấn định niên liễm tùy theo nhu cầu tài chánh
của Câu Lạc Bộ theo đề nghị của Hội Ðồng Ðiều Hành.
ÐIỀU VII:ÐẠI HỘI KHOÁNG ÐẠI
Khoản 7-01: Ðại Hội Thường Niên:
Ðại Hội Thường Niên sẽ được triệu tập mỗi năm 1 lần. Hội Ðồng
Ðiều Hành sẽ định ngày, giờ, địa điểm họp thuận tiện cho các hội
viên. Trong trường hợp Hội Ðồng Ðiều Hành không triệu tập
Ðại Hội trong thời hạn đã quy định, bất cứ hội viên nào cũng
có thể gởi thơ bảo đảm đến bất cứ viên chức nào của Câu Lạc Bộ đề
nghị một ngày họp hợp lý. Trong trường hợp này nếu Hội Ðồng
Ðiều Hành không triệu tập Ðại Hội trong vòng 60 ngày kể từ ngày
được đề nghị, bất cứ hội viên nào cũng có thể dùng những biện pháp
luật định để cưỡng chế việc triệu tập Ðại Hội hoặc có thể dùng mọi
thủ tục theo luật phổ thông và hợp lý để cưỡng chế việc triệu tập
Ðại Hội. Không triệu tập Ðại Hội thường niên không là lý do
để giải tán Câu Lạc Bộ.
Trong trường hợp Hội Ðồng Ðiều Hành không triệu tập Ðại Hội đúng
thời hạn, Hội Ðồng Sáng Lập phải hành xử quyền triệu tập để bầu
Hội Ðồng Ðiều Hành mới.
Khoản 7-02: Ðại Hội Bất Thường:
Ðại hội Bất Thường sẽ do Hội Ðồng Ðiều Hành, Hội Ðồng Giám Sát hay
Hội Ðồng Sáng Lập triệu tập bất cứ lúc nào.
Thư mời tham dự Ðại Hội Bất Thường phải được gởi 10 ngày trước ngày
Ðại Hội trong đó phải quy định ngày, giờ và địa điểm, cũng phải
nói rõ mục đích của Ðại Hội. Ðại Hội chỉ được bàn thảo và quyết
định về vấn đề đã được nêu ra trong thư mời. Thư mời tham dự Ðại
Hội có thể chuyển đạt qua điện thư, người tống đạt hay qua ngã bưu
điện cho các hội viên.
Khoản 7-03: Ðịa điểm và ngày giờ họp:
Ðịa điểm và ngày giờ họp do Hội Ðồng Ðiều Hành quyết định.
Khoản 7-04: Thủ tục thông báo và triệu tập Ðại
Hội Thường Niên:
Thông báo triệu tập Ðại Hội Thường Niên phải được đọc trên đài phát
thanh tối thiểu 3 lần, hoặc đăng trên nhật báo hay bán nguyệt san
Viet ngữ ít nhất 2 kỳ, và trước ngày Ðại Hội ít nhất là 14 ngày.
Trong trường hợp mục đích của Ðại Hội là để tu chính Ðiều Lệ, Nội
Quy, thư mời phải tóm lược lý do và đề nghị sửa đổi.
Khoản 7-05: Biểu quyết:
Mỗi hội viên được quyền bỏ một phiếu. Ða số phiếu hơp lệ được
xem là quyết định của Ðại Hội. Một khi Ðại Hội đã biểu quyết, quyết
định đó được coi như của toàn thể hội viên.
Bầu cử Hội Ðồng Ðiều Hành, Hội Ðồng Giám Sát, được diễn ra tại địa
điểm do Hội Ðồng Ðiều Hành đương nhiệm chỉ định với sự đề nghị của
Ủy Ban Bầu Cử.
Khoản 7-06: Miễn Thông Báo:
Những đòi hỏi về việc thông báo quy định bởi bộ luật của các tổ
chức vô vị lợi của tiểu bang Texas, của Ðiều Lệ hay Nội Quy Câu
Lạc Bộ đều có thể được miễn trừ bằng bút tích hay chữ ký của các
hội viên, trước hay sau phiên họp.
Khoản 7-07: Túc Số:
Túc số của Ðại Hội là trên 50% tổng số hội viên, túc số được tính
trên căn bản số hội viên hiện diện và số giấy ủûy quyền. Nhưng
nếu phiên họp lần thứ 1 không đủ túc số. Thơ mời họp phải
được gởi lần thứ 2, mười bốn ngày trước khi họp. Trong lần
họp thứ 2 này, túc số của Ðại Hội coi như hợp lệ với bất cứ bao
nhiêu hội viên hiện diện và số giấy ủy quyền. Mọi quyết định của
Ðại Hội đều có giá trị và hiệu lực.
Khoản 7-08: Giấy ủy quyền:
Giấy ủy quyền phải được thực hiện dưới hình thức văn thư, có thị
thực chữ ký. Giấy ủy quyền có giá trị một tháng trừ khi được quy
định khác trong chính văn thư đó. Việc bỏ phiếu bầu các viên chức
Ðiều Hành và Giám Sát có thể được thực hiện qua ngả gởi thư thông
thường, hay qua điện thư, hay cả hai. Mỗi hội viên tham dự chỉ có
thể đại diện cho tối đa 2 hội viên vắng mặt.
Khoản 7-09: Chủ tọa:
Ban Thường Vụ Hội Ðồng Sáng Lập chủ tọa và điều hành các buổi Ðại
Hội.
ÐIỀU VIII: HỘI ÐỒNG SÁNG LẬP
Khỏan 8-01: Hội Ðồng Sáng Lập:
Hội Ðồng Sáng Lập gồm các vị Hội Viên Tiên Khởi đã tham gia và hăng
hái đóng góp vào việc thành lập Câu Lạc Bộ.
Khoản 8-02:Nhiệm vụ:
Hội Ðồng Sáng Lập sẽ bổ nhiệm Ủy Ban Bầu Cử và Ủy Ban Tổ Chức Ðại
Hội:
Hội Ðồng Sáng Lập có quyền sơ thẩm lượng giá và chế tài mọi thành
viên trong Hội Ðồng Ðiều Hành và Hội Ðồng Giám Sát vi phạm Ðiều
Lệ và Nội Quy của Câu Lạc Bộ, cũng như giải quyết các tranh chấp
giữa Hội Ðồng Ðiều Hành và Hội Ðồng Giám Sát. Nếu không thể triệu
tập được Ðại Hội, Hội Ðồng Sáng Lập có thể giải tán Câu Lạc Bộ.
Hội Ðồng Sáng Lập phải triệu tập Hội Nghị Thường Niên các hội viên
sáng lập, ba tháng trước ngày Ðại Hội của Câu Lạc Bộ.
Khoản 8-03: Ban Thường Vu Hội Ðồng Sáng Lập:
Ban Thường Vụ Hội Ðồng Sáng Lập do các Ủy Viên trong Hội Ðồng Sáng
Lập bầu ra, gồm 3 đến 5 Ủy Viên, có nhiệm vụ điều hành Hội Ðồng
Sáng Lập và triệu tập các phiên họp thường xuyên hay bất thường
của Hội Ðồng Sáng Lập.
ÐIỀU IX: HỘI ÐỒNG ÐIỀU HÀNH
Khỏan 9-01: Hội Ðồng Ðiều Hành:
Hội Ðồng Ðiều Hành là cơ quan lãnh đạo và điều hành tất cả mọi công
việc của Câu Lạc Bộ, do Ðại Hội Câu Lạc Bộ bầu ra.
Khoản 9-02: Số lượng thành viên của Hội Ðồng
Ðiều Hành:
Số lượng thành viên củûa Hội Ðồng Ðiều Hành gồm có 6 người, số lượng
thành viên có thể bị giảm, nhưng sự giảm thiểu này không thể thay
đổi nhiệm kỳ còn lại của Hội Ðồng Ðiều Hành.
Khoản 9-03: HộiÐồng Ðiều Hành quản trị mọi hoạt
động của Câu Lạc Bộ.
Khoản 9-04: Hội Ðồng Ðiều Hành biểu quyết theo
đa số tương đối
Khoản 9-05: Bầu cử Hội Ðồng Ðiều Hành:
Hội Ðồng Ðiều Hành do Ðại Hội bầu ra, gồm các chức vụ Chủ Tịch,
Phó Chủ Tịch nội vụ, Phó Chủ Tịch ngoại vụ, Phó Chủ Tịch kế hoạch,
Tổng Thư Ký và Thủ Quỹ. Các chức vụ được bầu riêng biệt.
Hội Ðồng Ðiều Hành được bầu 2 năm một lần, không sớm hơn 30 ngày
sau khi có danh sách ứng cử viên và 60 ngày trước ngày bầu cử. Nhiệm
kỳ của Hội Ðồng Ðiều Hành là hai (02) năm. Hội Ðồng Ðiều Hành
quản trị Câu Lạc Bộ cho đến khi Ðại Hội bầu ra Hội Ðồng Ðiều Hành
kế nhiệm hoặc cho đến khi bị truất quyền.
Khoản 9-06: Ðiền Khuyết:
Nếu một thành viên trong Hội Ðồng Ðiều Hành bị truất quyền do quyết
định của Ðại Hội hoặc nếu một thành viên của Hội Ðồng Ðiều Hành
từ chức và nếu nhiệm kỳ còn lại trên 1 năm, Hội Ðồng Ðiều Hành sẽ
cử người tạm thay thế cho đến khi một cuộc bầu cử đặc biệt bầu 1
thành viên mới. Nếu dưới 1 năm, Hội Ðồng Ðiều Hành có quyền đề cử
người điền khuyết.
Khoản 9-07: Nhiệm kỳ:
Nhiệm kỳ của Hội Ðồng Ðiều Hành là 2 năm. Sau khi nhiệm kỳ chấm
dứt, các thành viên của Hội Ðồng Ðiều Hành có thể ra tái ứng cử,
và không bị giới hạn về số nhiệm kỳ phục vụ. Riêng chức vụ Chủ Tịch
thì không thành viên nào có thể đảm trách quá 2 nhiệm kỳ.
Khoản 9-08: Truất quyền:
Ðại Hội có thể truất quyền một thành viên hay toàn bộ Hội Ðồng Ðiều
Hành do quyết định đa số của Ðại Hội với lý do chính đáng, bất cứ
lúc nào. Căn bản truất quyền là những hành vi cố ý làm hại thật
sự đến danh dự hay quyền lợi của Câu Lạc Bộ theo những tiêu chuẩn
và khả năng tối thiểu đòi hỏi.
Việc truất quyền chỉ diễn ra tại Ðại Hội, và thông báo triệu tập
Ðại Hội có nêu rõ mục đích này.
Khoản 9-09: Thủ tục truất quyền:
Chế tài những vi phạm Ðiều Lệ và Nội Quy của Hội Ðồng Ðiều Hành
và Hội Ðồng Giám Sát sẽ do Hội Ðồng Sáng Lập quyết định.
a. Nếu một thành
viên Hội Ðồng Ðiều Hành vi phạm trầm trọng Ðiều Lệ và Nội Quy, Hội
Ðồng Giám Sát nhận đơn khiếu nại và khởi động thủ tục truất quyền.
Hội đồng Sáng Lập quyết định sơ thẩm và Ðại Hội sẽ quyết định chung
thẩm.
b. Nếu thành viên
Hội Ðồng Giám Sát vi phạm nặng nề Ðiều Lệ và Nội Quy, Hội Ðồng Ðiều
Hành sẽ nhận đơn khiếu nại, và khởi động thủ tục truất quyền.
Hội Ðồng Sáng Lập quyết định sơ thẩm, và Ðại Hội quyết định chung
thẩm.
Khoản 9-10: Từ chức:
Thành viên Hội Ðồng Ðiều Hành có thể từ chức bất cứ lúc nào sau
khi thông báo bằng văn thư cho Chủ Tịch hay Tổng Thư Ký. Thư từ
chức có thể nêu lý do và định ngày chấm dứt nhiệm vụ; nếu thư từ
chức không nêu rõ lý do xin từ chức, Chủ Tịch sẽ họp bàn với các
thành viên khác trong Hội Ðồng Ðiều Hành và chấp nhận việc từ chức.
Cũng được xem như tự động từ chức nếu một thành viên không tham
dự 3 khóa họp liên tục mà không thông báo và không có lý do chánh
đáng, không tham dự Ðại Hội cũng được kể như là một lần vắng mặt
quy định trong khoản này.
Khoản 9-11: Túc số và các quyết định của Hội Ðồng
Ðiều Hành:
Trừ khi được Ðiều Lệ và Nội Quy dự liệu khác, túc số được quy định
là quá bán. Các thành viên hiện diện hoặc do uỷ quyền được quyền
bỏ phiếu. Số lượng các giấy uỷ quyền không đựơc kể trong việc
xác định túc số phiên họp. Trừ khi Ðiều Lệ và Nội Quy đặc biệt ấn
định khác, Hội Ðồng Ðiều Hành quyết định theo thể thức đa số tương
đối.
Khoản 9-12: Phiên họp của Hội Ðồng Ðiều Hành:
a. Họp thường xuyên:
Các phiên họp thường xuyên được họp hằng tháng vào ngày giờø và
địa điểm do Chủ Tịch Hội Ðồng Ðiều Hành ấn định.
b. Họp bất thường:
Bất cứ khi nào Hội Ðồng Ðiều Hành cũng có thể triệu tập phiên họp
bất thường nhưng chỉ thảo luận và quyết định những vấn đề đã được
nêu ra trong thư mời.
c. Thư mời: Phiên
họp thường xuyên không cần tống đạt thư mời. Thư mời tham dự các
phiên họp bất thường phải được gởi tới các thành viên. Sự
hiện diện của các thành viên có ký tên xác nhận sự miễn trừ thủ
tục thư mời trừ khi sự hiện diện đó nhằm phản đối phiên họp không
đựơc mời và triệu tập hợp pháp. Thư mời được gởi ít nhất là
3 ngày và trễ nhất là 10 ngày trước ngày họp. Thư mời phải
định rõ ngày, giơ,ø địa điểm và mục đích của phiên họp. Phiên họp
chỉ đựơc thảo luận và biểu quyết theo mục đích đã được mời.
Thư mời có thể bằng đường bưu điện, người tống đạt, hay điện thư.
Thư mời của Hội Ðồng Ðiều Hành để đề cử người điền khuyết phải được
phổ biến 3 lần trên đài phát thanh hay đăng báo hai kỳ trên hai
bán nguyệt san Việt Nam. Phiên họp chỉ được tiến hành 30 ngày
sau khi thông báo được phổ biến.
Thủ tục thông báo có thể được miễn trừ nếu tất cả những hội viên
phải được mời, đã hiện diện và cùng ký vào mẫu miễn trừ thông báo
trước phiên họp. Thông báo mời họp phải được gởi qua ngả bưu điện,
điện thư, hay người trao tay ít nhất là (01) ngày trước khi có phiên
họp.
Khoản 9-13: Những văn thư giấy tờ khác
của Hội Ðồng Ðiều Hành:
Những văn kiện thông đạt bằng điện tín, điện thư, hoặc bản sao hay
phóng ảnh của các văn kiện đó được ký bởi thành viên Hội Ðồng Ðiều
Hành cũng được coi như tài liệu chính thức của thành viên này.
ÐIỀU X: HỘI ÐỒNG GIÁM SÁT
Khoản 10-01: Thành viên:
Hội Ðồng Giám Sát tối thiểu gồm 3 thành viên, tối đa 5 thành viên
do Ðạïi Hội bầu ra, nhiệm kỳ là 2 năm. Thành viên có thể được
tái đắc cử. Hội Ðồng Giám Sát gồm có 1 Chủ Tịch, 1 Phó Chủ Tịch,
1 Tổng Thư Ký và các Ủy Viên. Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Sát không
thể nắm chức Chủ Tịch ở các tổ chức khác.
Khoản 10-02: Trách Nhiệm:
Hội Ðồng Giám Sát có nhiệm vụ theo dõi việc thi hành Ðiều Lệ và
Nội Quy của Hội Ðồng Ðiều Hành và các hội viên. Hội Ðồng Giám
Sát tham dự việc ghi danh và kết nạp hội viên. Hội Ðồng Giám
Sát có quyền khởi động thủ tục truất quyền Hội Ðồng Ðiều Hành trước
khi Hội Ðồng Ðiều Hành mãn nhiệm nếu có những bằng chứng Hội Ðồng
Ðiều Hành đã vi phạm Ðiều Lệ và Nội Quy một cách trầm trọng.
ÐIỀU XI: CỐ VẤN ÐOÀN
Khoản 11-01: Cố Vấn Ðoàn:
Cố Vấn Ðoàn do Hội Ðồng Ðiều Hành mời với sự đồng ý của Hội Ðồng
Giám Sát. Nhiệm kỳ của Cố Vấn Ðoàn là 2 năm và chấm dứt cùng lúc
với Hội Ðồng Ðiều Hành. Cố Vấn Ðoàn sẽ gồm từ 3 đến 9 vị. Cố Vấn
Ðoàn sẽ góp ý với Hội Ðồng Ðiều Hành trong các vấn đề liên quan
tới chương trình hoạt động và bất cứ một vấn đề nào mà Hội Ðồng
Ðiều Hành cần tham khảo. Cố Vấn Ðoàn có quyền tham dự các phiên
họp của Hội Ðồng Ðiều Hành, thảo luận và nói lên quan điểm của mình,
nhưng không có quyền biểu quyết.
ÐIỀU XII: CÁC ỦY BAN
Khoản 12-01: Ủy Ban Bầu Cử:
Ủy Ban Bầu Cử gồm 5 thành viên do Hội Ðồng Sáng Lập chỉ định và
làm việc trong một thời gian ngắn. Nhiệm vụ của Ủy Ban là soạn thảo
thể lệ và tổ chức bầu cử. Ủy Ban sẽ chấm dứt nhiệm vụ sau khi Hội
Ðồng Sáng Lập xác nhận kết quả bầu cử. Ủy Ban không được quyền lựa
chọn hay làm nản lòng các ứng cử viên. Ủy Ban lập biên bản xác nhận
kết quả cuộc bầu cử, rồi nạp kết quả đó cho Hội Ðồng Sáng Lập.
Khoản 12-02: Các Ủy Ban Ðặc Nhiệm:
Hội Ðồng Ðiều Hành với đa số tương đối có thể thiết lập các Ủy Ban
Ðặc Nhiệm khi thấy cần thiết trong việc quản trị Câu Lạc Bộ miễn
không vi phạm Nội Quy và luật lệ tổng quát. Thành viên của các Ủy
Ban gồm từ 2 người trở lên. Thành viên của Hội Ðồng Ðiều Hành phải
nắm đa số. Việc chỉ định và ủy quyền cho các Ủy Ban nầy không miễn
trừ trách nhiệm của Hội Ðồng Ðiều Hành và các thành viên của Hội
Ðồng. Những thành viên của Ủy Ban Ðặc Nhiệm không phải là thành
viên trong các Hội Ðồng Ðiều Hành phải gánh chịu trách nhiệm như
các thành viên trong Hội Ðồng Ðiều Hành.
Quyền hạn của các Ủy Ban Ðặc Nhiệm nầy được giới hạn trong một khoản
thời gian nhất định.
Khoản 12-03: Thể lệ điều hành các Uûy Ban:
Trừ khi Hội Ðồng Ðiều Hành quy định khác, các Ủy Ban được quyền
ấn định nguyên tắc điều hành của Ủy Ban. Những nguyên tắc điều hành
nầy chỉ áp dụng cho Ủy Ban này thôi và sẽ chấm dứt khi Ủy Ban này
không còn hiện hữu, hoặc đã hoàn thành công tác hoặc đã chấm dứt
do quyết định của Hội Ðồng Ðiều Hành.
Nếu Hội Ðồng Ðiều Hành không quy định ngược lại, thể lệ điều hành
của Ủy Ban sẽ do Ủy Ban quyết định với điều kiện được phê chuẩn
của Hôị Ðồng Ðiều Hành. Ða số thành viên của Ủy Ban tạo thành túc
số hợp lệ của các buổi họp và các quyết định cũng phải được đa số
chấp thuận giống như thủ tục của Hội Ðồng Ðiều Hành.
Bất cứ hành vi hay quyết định nào của Ủy Ban, mặc dầu không qua
cuộc họp nhưng hội đủ chữ ký cuả đa số thành viên trong Ủy Ban cũng
được coi như có giá trị chấp hành.
Khoản 12-04: Công việc của Ủy Ban:
Công việc của các Ủy Ban là để giúp cho Hội Ðồng Ðiều Hành. Việc
thiết lập và ủy quyền cho các Ủy ban không miễn trừ trách nhiệm
của Hội Ðồng Ðiều Hành và các thành viên của Hội Ðồng Ðiều Hành.
Khoản 12-05: Biên Bản:
Biên bản mỗi phiên họp của các Ủy ban phải được lưu trữ làm hồ sơ
tài liệu của Câu Lạc Bộ. Biên bản nầy phải được xuất trình ngay
cho các thành viên Hội Ðồng Ðiều Hành.
ÐIỀU XIII: THÀNH VIÊN CỦA HỘI ÐỒNG ÐIỀU HÀNH
Khoản 13-01: Quyền hạn và trách nhiệm của mỗi thành viên
Hội Ðồng Ðiều Hành:
Mọi quyết định của Hội Ðồng Ðiều Hành phải được mọi thành viên cùng
tham dự dưới hình thức một quyết nghị. Hội Ðồng Ðiều Hành có thẩm
quyền và bổn phận thi hành các chủ trương và chính sách để
thực hiện các mục đích của Câu Lạc Bộ đã được xác định trong Ðiều
Lệ và Nội Quy.
a. Chủ Tich:
Chủ Tịch là Ðại Diện của Câu Lạc Bộ. Chủ Tịch sẽ chủ tọa mọi phiên
họp của Hội Ðồng Ðiều Hành. Chủ Tịch phải chu toàn trách nhiệm của
mình, kiểm soát và đôn đốc mọi hoạt động của Câu Lạc Bộ theo chính
sách và đường hướng do Hội Ðồng Ðiều Hành chấp thuận.
Chủ Tịch có nhiệm vụ trình bày cho Hội Ðồng Ðiều Hành ngân sách
hằng năm, dự phỏng số thâu và chi. Dự án ngân sách nầy phải được
Ðại Hội quyết định hằng năm.
Chủ Tịch phải cung cấp bản chi thu của Câu Lạc Bộ mỗi khi có lời
yêu cầu của bất cứ một hội viên hay thành viên nào của Hội Ðồng
Ðiều Hành.
Không đệ trình ngân sách hằng năm, không báo cáo hằng tháng, có
những mờ ám trong sổ sách và tài liệu chứng minh hay chỉ soạn thảo
bản chi thu của Câu Lạc Bộ khi được yêu cầu đều là lý do để bị truất
quyền.
b. Phó Chủ
Tịch Nội Vụ:
Phó Chủ Tịch Nội Vụ có nhiệm vụ thay thế Chủ Tịch hành xử mọi công
việc của Chủ Tịch quy định trong Nội Quy, thay mặt Chủ Tịch trong
trường hợp vị này vắng mặt hay không thể thi hành nhiệm vụ được,
hay vì một lý do bất khả kháng.
Phó Chủ Tịch Nội Vụ phụ giúp Chủ Tịch trong việc điều hành Hội.
Phó Chủ Tịch Nội Vụ phối hợp các hoạt động của các Ủy Ban như Ủy
Ban thâu nhập Hội Viên, Ủy Ban Xã Hội, Ủy Ban Văn
Hoá …
c. Phó Chủ
Tịch Ngoại Vụ:
Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ giúp Chủ Tịch trong tất cả các vấn đề đối
ngoại kể cả giao tế. Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ sẽ phối hợp hoạt động
của các Ủy Ban Tài Chánh, Ủy Ban Ngoại Giao…
d. Phó Chủ Tịch Kế Hoạch:
Phó Chủ Tịch Kế Hoạch giúp Chủ Tịch trong tất cả các vấn đề hoạch
định kế hoạch ngắn và dài hạn. Phó Chủ Tịch Kế Hoạch phối hợp hoạt
động của các Ủy Ban: Thuyết Trình Hội Luận, Nghiên Cứu, Kế Hoạch,
Ấn Loát và Phát Hành…
e. Tổng Thư Ký:
Tổng Thư Ký có bổn phận làm và lưu giữ biên bản các phiên họp của
Ðại Hội và các buổi họp cuả Hội Ðồng Ðiều Hành, và giữ các bản chánh
hồ sơ của Câu Lạc Bộ. Tổng Thư Ký có bổn phận thi hành chức vụ mình
theo sự quy định bởi luật lệ hay Nội Quy của Câu Lạc Bộ. Tổng Thư
Ký quản thủ con dấu và đóng dấu trên các tài liệu cần thiết đính
kèm với chử ký của mình. Hội Ðồng Ðiều Hành có quyền chỉ định cho
bất cứ thành viên nào được quyền đóng dấu và ký văn thư của Hội.
f. Thủ Quỹ:
Thủ Quỹ chịu trách nhiệm giữ tiền của Câu Lạc Bộ.
Thủ Quỹ có trách nhiệm cất giữ đầy đủ giấy biên nhận và giấy xuất
tiền của Câu Lạc Bộ. Thủ Quỹ gửi tiền vào các trương mục hoặc ký
thác đồ đạc quí giá của Câu Lạc Bộ ở ngân hàng và nơi nhận ký thác
do Hội Ðồng Ðiều Hành chỉ định.
Khi được yêu cầu, Thủ Quỹ có bổn phận xuất trình bản tổng kết các
trương mục tại ngân hàng, sổ sách, chứng từ chi thu cho bất
cứ hội viên, thành viên Hội Ðồng Ðiều Hành. Thủ Quỹ làm việc
dưới sự kiểm soát của Hội Ðồng Ðiều Hành trong bổn phận của Thủ
Quỹ hoặc các việc khác do Hội Ðồng Ðiều Hành chỉ định. Khiếm
khuyết trong việc xuất trình các chứng từ chi thu, và bản kết toán
các chi thu là lý do chính đáng để bị truất quyền.
ÐIỀU XIV: QUẢN TRỊ TÀI CHÁNH
Khoản 14-01: Tài khóa:
Tài khóa của Câu Lạc Bộ được quy định từ ngày 1 tháng 1 đến 31 tháng
12 mỗi năm.
Khoản 14-02: Tài sản:
Tích sản đầu tiên của Câu Lạc Bộ gòm tiền niên liễm của hội viên
đóng góp, trợ cấp hay tặng dữ. Tất cả mọi tặng dữ vô điều
kiện và mọi việc gây quỹ đều phải được sự chấp thuận của đa số thành
viên Hội Ðồng Ðiều Hành.
Khoản 14-03: Chi phiếu, giấy nợ, hợp đồng:
Hội Ðồng Ðiều Hành chỉ định người có thẩm quyền ký các chi phiếu,
phiếu ứng trước, lệnh trả tiền, ký phiếu nhận, phiếu nợ, phiếu nhận
trả nợ, ký hợp đồng, ký các giấy tờ và văn kiện khác.
Hội Ðồng Ðiều Hành quyết định việc mở trương mục ngân hàng.
Trương mục của Câu Lạc Bộ sẽ đứng tên Chủ Tịch và Tổng Thư Ký hay
Thủ Quỹ. Chi phiếu phải có chữ ký của hai người đứng tên.
Nếu trả trên 1 chi phiếu hay trả trên một khoản chi cho một người,
một cơ quan, một công ty trong vòng 30 ngày, Chủ Tịch và Thủ Quỹû
phải thông báo cho Hội Ðồng Ðiều Hành.
a. Chi tiêu dưới
$100 cần có sự chuẩn chi của Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch. Phiếu
yêu cầu chuẩn chi phải có chử ký của Chủ Tịch, Phó Chủ Tịch và Thủ
Quỹ.
b. Chi tiêu trên
$100 phải có sự chấp thuận của Hội Ðồng Ðiều Hành. Phiếu yêu
cầu chuẩn chi phải có chử ký của Chủ Tịch, Phó Chủ Tịch, và Thủ
Quỹ.
c. Mọi sự chi thu
phải phù hợp với nguyên tắc điều hành kế toán tổng quát (GAAP).
d. Tất cả các bản
báo cáo tài chánh mỗi tam cá nguyệt và hàng năm phải do kế toán
viên hữu thệ (CPA) thiết lập.
Khoản 14-04: Sổ sách và tài liệu kế toán của Câu
Lạc Bộ phải chính xác và các biên bản liên quan đến quyết định tài
chánh do Ðại Hội, Hội Ðồng Ðiều Hành và các Ủy Ban có thẩm quyền
đều phải được giử gìn cẩn thận. Bất cứ hội viện nào, người
đại diện hoặc luật sư của họ, đều có quyền xem xét các sổ sách và
tài liệu kế toán với mục đích chính đáng và trong thời gian hợp
lý.
ÐIỀU XV: TU CHÍNH
Khoản 15-01: Mọi tu chính về Ðiều Lệ và Nội
Quy sẽ do đề nghị của Hội Ðồng Sáng Lập, Hội Ðồng Ðiều Hành, Hội
Ðồng Giám Sát hay do đa số hội viên.
Khoản 15-02: Bất cứ điều khoản nào của bản Nội Quy nầy đều có thể
tu chính ngoại trừ Ðiều II: TÔN CHỈ, và Ðiều III: MỤC ÐÍCH.
Khoản 15-03: Tu chính Ðiều Lệ và Nội Quy: Ðiều
Lệ và Nội Quy có thể được chuẩn hành, tu chính hay hủy bỏ. Thủ tục
nầy, trước hết phải do sự đồng thuận của 2/3 số phiếu của Hội Ðồng
Sáng Lập và kế đó là sự đồng thuận của 2/3 số phiếu của Ðại Hội
Toàn Thể Hội Viên.
Nội Quy này sẽ có hiệu lực ngay sau khi Hội Ðồng Sáng Lập chấp thuận
và chuẩn hành với đa số phiếu thuận.
Bản văn tiếng Anh có giá trị pháp lý hơn bản văn tiếng Việt.
* * * * * * * * * * * * * * * * * *
THỂ LỆ TỔ CHỨC BẦU CỬ, ỨNG CỬ
Ðiều 1:
Ủy Ban Bầu Cử do Hội Nghị Hội Ðồng Sáng Lập bổ nhiệm sẽ tổ chức
cuộc bầu cử Hội Ðồng Ðiều Hành (HÐÐH) và Hội Ðồng Giám Sát (HÐGS)
nhiệm kỳ 2000-2002 vào ngày 10 tháng 9 năm 2000.
Ðiều 2:
Cử tri gồm tất cả những Hội Viên Hoạt Ðộng (HVHÐ) hội đủ điều kiện
theo điều 6 của Nội Quy. Danh sách cử tri sẽ được phổ biến trước
buổi họp.
Hội viên có thể khiếu nại về tư cách của cử tri hoặc xin bổ túc
hồ sơ cần thiết để được ghi tên vào danh sách cử tri trước giờ khai
mạc.
Ðiều 3:
Mỗi hội viên hoạt động, nếu không bị giới hạn bởi Nội Quy đều có
thể ứng cử hoặc nhận đề cử vào các chức vụ trong Hội Ðồng Ðiều Hành
(HÐÐH) hoặc Hội Ðồng Giám Sát (HÐGS).
Hội Ðồng Sáng Lập (HÐSL) sẽ ấn định thời gian để các hội viên ứng
cử hoặc đề cử trước khi bầu mỗi chức vụ.
Ðiều 4:
Mọi cử tri hợp lệ đều có quyền khiếu nại tư cách ứng cử viên trước
khi bầu cử.
Hội Ðồng Sáng Lập sẽ quyết định sự khiếu nại theo đa số.
Ðiều 5:
Các chức vụ trong Hội Ðồng Ðiều Hành (HÐÐH) và Hội Ðồng Giám Sát
(HÐGS) đều được bầu cử theo thể thức đơn danh, trực tiếp, kín, và
theo đa số tương đối.
Ðiều 6:
Sau khi có kết quả kiểm phiếu, cử tri có 10 phút để khiếu nại cuộc
bầu cử. Hội Ðồng Sáng Lập (HÐSL) sẽ quyết định việc khiếu nại theo
đa số.
Ðiều 7:
Nếu không có khiếu nại, hoặc sau khi đã giải quyết các khiếu nại,
Hội Ðồng Sáng Lập (HÐSL) sẽ công bố kết quả chính thức cuộc bầu
cử.
NỘI QUY
Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam
(Sau khi tu chính năm 2002)
ÐIỀU I: DANH XƯNG - HUY HIỆU
Nay thành lập một tổ chức bất vụ lợi theo luật lệ của Tiểu Bang
Texas, Liên Bang Hoa Kỳ, với danh xưng là Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt
Nam, viết tắt là VILAS (Vietnamese Law Association), với huy hiệu
theo mẫu đính kèm.
ÐIỀU II: TÔN CHỈ VÀ MỤC ĐÍCH.
Câu Lạc Bộ Luật khoa Việt Nam coi tình đồng môn là trọng, mọi hoạt
động tri thức hay ái hữu đều nhằm củng cố và phát huy tình tương
thân tương ái giữa các cựu sinh viên Luật Khoa Việt Nam, trên nền
tảng dân chủ, trọng pháp, với tinh thần độc lập, khách quan, trung
thực, công bình và yêu mến quê hương.
ÐIỀU III: HỌAT ĐỘNG.
Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam sẽ thực hiện những hoạt động
văn hoá, xã hội, ái hữu và tương trợ giữa các hội viên.
ÐIỀU IV: TRỤ SỞ.
Trụ sở chính được đặt tại địa chỉ do Hội Ðồng Ðiều Hành Câu Lạc
Bộ Luật khoa Việt Nam ấn định cho mỗi nhiệm kỳ và có thể thay đổi
khi cần. Câu Lạc Bộ LKVN có thể đặt nhiều văn phòng ở các Tiểu Bang
khác, nhưng luôn phải duy trì trong lãnh thổ Texas một văn phòng.
ÐIỀU V: HỘI VIÊN.
Khoản 5-01: Hội viên.
Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam gồm có hội viên hoạt động và hội viên
danh dự.
a. Hội viên hoạt động: Bất cứ người Việt Nam nào đã học luật tại
Việt Nam, tại Hoa Kỳ và tại các quốc gia khác, chấp nhận Nội Quy
của Câu Lạc Bộ, đều có thể trở thành hội viên nếu hội đủ các điều
kiện sau:
- Ghi danh gia nhập.
- Ðược sự chấp nhận của Hội Ðồng Ðiều Hành, với sự đồng thuận của
Hội Ðồng Thường Vụ Ðại Hội.
- Ðóng niên liễm.
b.- Hội viên danh dự: Là danh hiệu được Hội Ðồng Ðiều Hành trao
tặng cho các ân nhân đã trợ giúp vật chất hay tinh thần cho các
hoạt động của Câu Lạc Bộ Luật khoa Việt Nam, với sự đồng thuận của
Hội Ðồng Thường Vụ Ðại Hội. Hội viên danh dự không phải đóng niên
liễm.
Khoản 5 - 02: Quyền hạn của hội viên.
a.- Hội viên hoạt động được quyền tham gia vào các sinh hoạt của
Câu Lạc Bộ LKVN và được hưởng mọi quyền lợi do Câu Lạc Bộ LKVN mang
lại. Mỗi hội viên đều có một phiếu ngang nhau trong các Ðại Hội
khi biểu quyết các vấn đề của Câu Lạc Bộ.
b.- Hội viên danh dự không có quyền biểu quyết.
c.-Hội viên Câu Lạc Bộ LKVN không chịu trách nhiệm cá nhân về phương
diện tài chánh, dân sự và các trách nhiệm khác của Câu Lạc Bộ.
Khoản 5 - 03: Rút tên hoặc mất tư cách hội viên.
Hội viên bất cứ lúc nào cũng có thể viết thư cho Hội Ðồng Ðiều Hành
yêu cầu rút tên ra khỏi Câu Lạc Bộ. Hội Ðồng Thường Vụ Ðại Hội và
Hội Ðồng Ðiều Hành họp lại, với đa số phiếu có thể phủ nhận tư cách
hội viên của một hội viên với lý do chính đáng. Hội viên không đóng
niên liễm cũng có thể mất tư cách hội viên theo quyết định của Hội
Ðồng Ðiều hành, với sự đồng thuận của Hội Ðồng Thường Vụ Ðại Hội.
Khoản 5-04: Tư cách hội viên.
Tư cách hội viên là một đặc quyền, không phải là quyền lợi nên không
được chuyển nhượng.
Khoản 5-05: Niên liễm.
Hội Ðồng Ðiều Hành sẽ ấn định niên liễm tùy theo nhu cầu tài chánh
của Câu Lạc Bộ LKVN, với sự đồng thuận của Hội ÐồngThường Vụ Ðại
Hội.
ÐIỀU VI: ÐẠI HỘI KHOÁNG ÐẠ I CÂU LẠC BỘ LUẬT KHOA VIỆT
NAM.
Khoản 6-01: Ðại Hội Khoáng Ðại.
Ðại Hội Khoáng Ðại là cơ quan quyền lực tối cao của Câu Lạc Bộ Luật
Khoa Việt Nam, có quyền sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ Nội
Quy, cử ra Hội Ðồng Thường Vụ Ðại Hội và Hội Ðồng Ðiều Hành, thông
qua đường lối, chính sách hoạt động và giải quyết chung thẩm mọi
vấn đề phát sinh từ các sinh hoạt của Câu Lạc Bộ LKVN. Ðại Hội Khoáng
Ðại có thể được triệu tập thường niên và bất thường.
Khoản 6-02: Ðại Hội Thường Niên.
a.- Ðại Hội Thường Niên được triệu tập mỗi năm một lần. Ban tổ chức
Ðại Hội do Hội Ðồng Thường Vụ Ðại Hội cử ra, sẽ định ngày, giờ,
địa điểm họp Ðại Hội. Trong trường hợp Hội Ðồng Thường Vụ Ðại Hội
không triệu tập Ðại Hội trong thời hạn đã qui định, Hội Ðồng Ðiều
Hành sẽ gửi văn thư yêu cầu triệu tập Ðại Hội Thường Niên trong
vòng 30 ngày. Nếu sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn thư yêu cầu
mà Hội Ðồng Thường Vụ vẫn bất động, Hội Ðồng Ðiều Hành sẽ đứng ra
triệu tập Ðại Hội Thường Niên. Nếu Hội Ðồng Thường Vụ và Hội Ðồng
Ðiều Hành đều bất động trong việc triệu tập Ðại Hội Thường Niên,
một phần ba(1/3) tổng số hội viên có thể cử đại diện đứng ra triệu
tập Ðại Hội. Không triệu tập Ðại Hội Thường Niên, không là lý do
giải tán Câu Lạc Bộ.
b.-Thông báo hay thư mời triệu tập Ðại Hội Thường Niên phải được
chuyển đạt bằng mọi phương cách đến các hội viên ít nhất là mười
bốn( 14 ) ngày trước ngày Ðại Hội.
Khoản 6-03: Ðại Hội Bất Thường.
Ðại Hội Bất Thường sẽ do Hội Ðồng Thường Vụ Ðại Hội hay Hội Ðồng
Ðiều Hành triệu tập bất cứ lúc nào khi cần thiết. Thư mời phải được
gửi đến các hội viên ít nhất là năm(5) ngày trước Ðại Hội, trong
đó qui định rõ ngày, giờ, địa điểm và mục đích của Ðại Hội. Ðại
Hội chỉ được bàn thảo và quyết định về những vấn đề đã được nêu
rõ trong thư mời. Thư mời tham dự Ðại Hội bất thường có thể
chuyển đạt đến các hội viên bằng mọi phương cách.
Khoản 6-04: Túc số và biểu quyết.
a.-Túc số của Ðại Hội là quá bán tổng số hội viên ghi danh hợp lệ
tính đến ngày Ðại Hội. Nếu Ðại Hội lần đầu không hội đủ túc số quá
bán, Ðại Hội lần thứ hai được triệu tập sau đó, túc số hợp lệ với
bất cứ bao nhiêu hội viên hiện diện.
b.- Mỗi hôi viên được bỏ một phiếu. Hội viên vắng mặt có thể ủy
quyền cho hội viên hiện diện bỏ phiếu thay mình.
Khoản 6-05 : Sự ủy quyền.
Sự ủy quyền có thể được thực hiện dưới hình thức văn thư, với chữ
ký của người ủy quyền, hay qua điện thoại gọi cho người chủ toạ
Ðại Hội. Mỗi hội viên tham dự chỉ có thể đại diện tối đa cho
hai hội viên vắng mặt.
ÐIỀU VII: HỘI ĐỒNG THƯỜNG VỤ ĐẠI HỘI.
Hội Ðồng Thường Vụ Ðại Hội là cơ quan đại diện thường trực của Ðại
Hội Khoáng Ðại, với thành phần, nhiệm kỳ, nhiệm vụ và quyền hạn
như sau:
Khoản 7-01: Thành phần và nhiệm kỳ.
Hội Ðồng Thường Vụ gồm từ 3 đến 5 thành viên, do Ðại Hội Khoáng
Ðại bầu trực tiếp theo các thể lệ do Ủy Ban Bầu Cử đưa ra, với nhiệm
kỳ hai (2) năm. Chức vụ Chủ Tịch được bầu riêng một lần, các thành
viên còn lại được bầu chung một lần. Trong phiên họp đầu tiên Hội
Ðồng Thường Vụ Ðại Hội sẽ cử ra một Phó Chủ Tịch và một Thư Ký.
Khoản 7-02: Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội Ðồng Thường Vụ
Ðại Hội.
a.- Kiểm soát việc thi hành Nội Quy, thực hiện chính sách, kế hoạch
hoạt động của Hội Ðồng Ðiều Hành và các hội viên.
b.- Khuyến cáo, cảnh cáo hay đề nghị trước Ðại Hội Khoáng Ðại những
biện pháp chế tài đối với các vi phạm của Hội Ðồng Ðiều Hành, của
thành viên Hội Ðồng Ðiều Hành và của các hội viên.
c.- Triệu tập Ðại Hội Khoáng Ðại Thường Niên và Bất Thường khi cần,
bổ nhiệm Ủy Ban Bầu Cử.
d.- Lượng giá các sinh hoạt và đề nghị định hướng hoạt động tương
lai của Câu Lạc Bộ trước Ðại Hội Khoáng Ðại.
e.- Tham dự việc ghi danh gia nhập Câu Lạc Bộ của các hội viên.
Khoản 7-03: Ðiền Khuyết:
Sự khiếm khuyết một thành viên giữa nhiệm kỳ, nếu thấy cần thiết,
Hội Ðồng Thường Vụ sẽ họp cùng Hội Ðồng Ðiều Hành đề cử người điền
khuyết làm nhiệm vụ cho đến hết nhiệm kỳ.
ÐIỀU VIII: HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH.
Khoản 8-01: Thành phần và nhiệm kỳ.
Hội Ðồng Ðiều Hành gồm 5 thành viên do Ðại Hội Khoáng Ðại bầu trực
tiếp theo các thể lệ do Ủy Ban Bầu Cử đưa ra, với nhiệm kỳ hai (2)
năm. Chức vụ Chủ Tịch được bầu riêng một lần, các thành viên còn
lại được bầu chung một lần. Trong phiên họp đầu đầu tiên Hội Ðồng
Ðiều Hành sẽ phân nhiệm các chức vụ Phó Chủ Tịch Nội Vụ, Phó Chủ
Tịch Ngoại Vụ, Tổng Thư Ký và Thủ Quỹ.
Khoản 8-02: Quyền hạn và trách nhiệm
chung của Hội Ðồng Ðiều Hành.
a.- Hội Ðồng Ðiều Hành là cơ quan điều hành các hoạt động của Câu
Lạc Bộ trong khuôn khổ Nội Quy, với sự kiểm soát của Ủy Ban Thường
Vụ Ðại Hội.
b.- Hội Ðồng Ðiều Hành có trách nhiệm định chính sách và kế hoạch
hoạt động cho Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam.
Khoản 8-03: Quyền hạn và trách nhiệm của mỗi thành
viên Hội Ðồng Ðiều Hành.
a.- Chủ Tịch:
- Chủ Tịch Hội Ðồng Ðiều Hành dược gọi là Chủ Tịch Câu Lạc Bộ Luật
khoa Việt Nam, là đại diện và là phát ngôn viên chánh thức của CLBLKVN.
-Triệu tập và chủ toạ các phiên họp Hội Ðồng Ðiều Hành.
- Soạn thảo các kế hoạch để thực thi chính sách đề ra.
- Ký tên các văn thư đối nội, đối ngoại của Câu Lạc Bộ Luật khoa
Việt Nam và chuẩn chi theo nguyên tắc quản trị tài chánh qui định
trong Nội Quy.
- Có trách nhiệm kiểm soát và đôn đốc mọi hoạt động của Câu
Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam và báo cáo kết quả các hoạt động trước
Ðại Hội Khoáng Ðại Thường Niên.
b.- Phó Chủ Tịch Nội Vụ có trách nhiệm:
-Thay thế Chủ Tịch khi Chủ Tịch vắng mặt tạm thời. Trong trường
hợp Chủ Tịch vĩnh viễn không thi hành được nhiệm vụ vì bất cứ lý
do gì, mà nhiệm kỳ còn dưới một năm, Phó Chủ Tịch Nội Vụ sẽ đảm
trách quyền Chủ Tịch cho đến hết nhiệm kỳ; Nếu nhiệm kỳ còn trên
một năm, Hội Ðồng Ðiều Hành sẽ triệu tập Ðại Hội bất thường để bầu
tân Chủ Tịch và các thành viên khiếm khuyết khác.
- Trợ giúp Chủ Tịch trong việc điều hành Câu Lạc Bộ, đặc trách bảo
quản tài sản, các hoạt động phát triển hội viên, các hoạt động văn
hoá, xã hội.
c.- Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ có trách nhiệm:
-Thay thế Chủ Tịch khi Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch nội Vụ đều vắng
mặt tạm thời. Trongtrường hợp Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch Nội Vụ đều
vĩnh viễn không thi hành được nhiệm vụ vì bất cứ lý do gì, mà nhiệm
kỳ còn dưới một năm, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ sẽ đảm trách Quyền Chủ
Tịch cho đến hết nhiệm kỳ; Nếu nhiệm kỳ còn trên một năm, Hội Ðồng
Ðiều Hành sẽ phải triệu tập Ðại Hội Bất Thường để bầu tân Chủ Tịch
và các thành viên khiếm khuyết khác.
-Trợ giúp Chủ Tịch trong tất cả các vấn đề đối ngoại, kể cả giao
tế, đặc trách các hoạt động pháp lý, tài chánh, thông tin, báo chí.
d.-Tổng Thư Ký:
Có trách nhiệm làm và lưu giữ biên bản các buổi họp của Hội Ðồng
Ðiều Hành, soạn thảo văn thư, chương trình nghị sự các phiên họp
HÐÐH, giữ gìn văn khố và các tài liệu của Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt
Nam.
e.- Thủ Quỹ có trách nhiệm:
- Bảo quản ngân quỹ của Câu Lạc Bộ, giữ gìn sổ sách, chứng
từ thu, chi , báo cáo tình hình tài chánh trong các phiên họp của
Hội Ðồng Ðiều Hành và lập bản tổng kết thu, chi hàng năm.
- Ðứng tên cùng với Phó Chủ Tịch hay Tổng Thư ký trong chương mục
của CLBLKVN tại Ngân Hàng.
- Xuất trình bản tổng kết chương mục tại ngân hàng, sổ sách, chứng
từ thu chi khi có yêu cầu của các thành viên Hội Ðồng Ðiều Hành
hay Hội Ðồng Thường Vụ Ðại Hội hoặc cho bất cứ hội viên nào muốn
biết.
Khoản 8-04: Ðiền khuyết:
Nếu một thành viên Hội Ðồng Ðiều Hành khiếm khuyết khi nhiệm kỳ
còn dưới một năm, nếu thấy cần thiết, Hội Ðồng Thường Vụ Ðại Hội
và Hội Ðồng Ðiều Hành sẽ họp chung, đề cử người thay thế làm nhiệm
vụ cho đến hết nhiệm kỳ. Mọi sự điền khuyết phải được thông báo
cho toàn thể hội viên bằng văn thư và theo các cách chuyển đạt thông
thường.
Khoản 8-05: Giải nhiệm và thủ tục giải nhiệm.
a.- Ðại Hội có thể giải nhiệm một thành viên hay toàn bộ Hội Ðồng
Thường Vụ Ðại Hội và Hội Ðồng Ðiều Hành bất cứ lúc nào, bằng một
quyết định của đa số quá bán. Căn cứ để giải nhiệm là những hành
vi cố ý làm tổn thương danh dự hay quyền lợi của Câu Lạc Bộ Luật
Khoa Việt Nam hay vi phạm trầm trọng Nội Quy.
b.- Nếu một thành viên hay toàn bộ Hội Ðồng Ðiều Hành có những vi
phạm ở đoạn (a) trên, Hội Ðồng
Thường Vụ Ðại Hội sẽ tiến hành thủ tục giải nhiệm trước Ðại Hội.
c.- Nếu một thành viên hay toàn bộ Hội Ðồng Thường Vụ có những vi
phạm ở đoạn (a) trên, Hội
Ðồng Ðiều Hành sẽ tiến hành thủ tục giải nhiệm trước Ðại Hội Khoáng
Ðại.
Khoản 8-06: Từ chức.
Thành viên của Hội Ðồng Ðiều Hành có thể từ chức bất cứ lúc nào
sau khi thông báo bằng văn thư cho Chủ Tịch hay Tổng Thư Ký Hội
Ðồng Ðiều Hành. Thư từ chức dù có nêu rõ lý do hay không, thì Hội
Ðồng Ðiều Hành cũng phải đưa ra trước phiên họp để xác nhận và thông
báo sự từ chức cho Hội Ðồng Thường Vụ Ðại Hội và toàn thể hội viên
biết. Cũng xem như tự động từ chức nếu một thành viên không tham
dự ba phiên họp liên tiếp mà không thông báo, không tham dự Ðại
Hội cũng được kể như một lần vắng mặt qui định trong khoản này.
Khoản 8-07: Phiên họp của Hội Ðồng Ðiều Hành.
a.- Họp thường xuyên: Các phiên họp thường xuyên mỗi tháng vào ngày
giờ, địa điểm do Chủ TịchHội Ðồng Ðiều Hành ấn định.
b.- Họp bất thường: Chủ Tịch HÐÐH có thể triệu tập cuộc họp bất
thường, do sáng kiến hay đề nghị của bất cứ thành viên nào, sau
khi tham khảo được sự tán đồng của đa số. Chủ Tịch có thể tham khảo
qua điện thoại hay gặp trực tiếp và ghi tên các thành viên tán đồng
triệu tập phiên họp bất thường vào thư mời. Trong phiên họp bất
thường chỉ thảo luận và quyết định những vấn đề đã được nêu ra trong
thư mời.
c.- Thư mời: Phiên họp thường xuyên không cần gửi thư mời. Phiên
họp bất thường phải gửi thư mời ít nhất là ba(3) ngày trước phiên
họp. Thư mời phải định rõ ngày, giờ, địa điểm và mục đích của phiên
họp. Thư mời có thể chuyển đạt đến các thành viên bằng mọi phương
cách.
Khoản 8-08: Túc số và các quyết định của Hội Ðồng Ðiều Hành.
a.- Trừ khi Ðiều Lệ Và Nội Quy dự liệu khác, túc số được qui định
là quá bán trên số thành viên hiện diện và ủy quyền. Các thành viên
hiện diện được quyền bỏ phiếu nhân danh mình và nhân dan người ủy
quyền.
b.- Trừ khi Ðiều Lệ và Nội Quy đặc biệt ấn định khác, Hội Ðồng Ðiều
Hành quyết định theo thể thức đa số tương đối.
Khoản 8-08: Bàn giao mãn nhiệm kỳ.
Hội Ðồng Ðiều Hành mãn nhiệm phải bàn giao quyền điều hành
và tất cả tài sản của Câu Lạc Bộ Luật khoa Việt Nam cho Hội Ðồng
Ðiều Hành tân cử trong vòng một(01) tháng kể từ ngày chấm dứt nhiệm
kỳ. Trong trường hợp Hội Ðồng Ðiều Hành mãn nhiệm không chịu bàn
giao, Hội Ðồng Thường Vụ Ðại Hội sẽ tiến hành thủ tục cưỡng hành
luật định.
ÐIỀU IX: CÁC ỦY BAN
Khoản 9-01: Ủy Ban Bầu Cử.
Ủy Ban Bầu Cử gồm từ 3 đến 5 thành viên, do Hội Ðồng Thường Vụ Ðại
Hội cử ra và làm việc trong một thời gian ngắn hạn. Nhiệm vụ của
Ủy Ban Bàu Cử là soạn thể lệ và thực hiện cuộc bầu cử. Ủy Ban lập
biên bản xác nhận kết quả cuộc bầu cử, nạp kết quả đó cho Chủ Toạ
Ðại Hội công bố. Ủy Ban Bầu Cử sẽ chấm dứt nhiệm vụ sau khi Ðại
Hội xác nhận và công bố kết quả bầu cử.
Khoản 9-02: Các Ủy Ban Ðặc Nhiệm.
Tùy theo nhu cầu công tác, Hội Ðồng Ðiều Hành có thể lập ra một
số Ủy Ban Ðặc Nhiệm có tính cách ngắn hạn hay dài hạn để thi hành
một công tác nhất định. Trưởng Ban Ðặc Nhiệm có toàn quyền mời thêm
nhân sự bên trong cũng như ngoài Câu Lạc Bộ và tự ấn định cách thức
hoạt động sao cho hữu hiệu, miễn là không đi ngược với mục đích
công tác giao phó, cũng như phải phù hợp với Nội Quy Câu Lạc Bộ
Luật Khoa.Trưởng Ban Ðặc Nhiệm chịu trách nhiệm trước Hội Ðồng Ðiều
Hành. Ủy Ban Ðặc Nhiệm sẽ giải tán khi không còn nhu cầu hay không
có hiệu quả thực tế, theo quyết định của HÐÐH.
ÐIỀU X: PHIÊN HỌP LIÊN HỘI ĐỒNG.
Mỗi ba(3) tháng sẽ có một phiên họp giữa Hội Ðồng Thường Vụ Ðại
Hội và Hội Ðồng Ðiều Hành để thảo luận và giải quyết công việc chung.
Phiên họp này có thể trùng với phiên họp định kỳ của Hội Ðồng Ðiều
Hành, được nhị vị Chủ Tịch đồng triệu tập và đồng chủ toạ, được
lập biên bản chung bởi Tổng Thư Ký Hội Ðồng Ðiều Hành hay Thư Ký
Hội Ðồng Thường Vụ và lưu trữ hồ sơ riêng.
ÐIỀU XI: BAN CỐ VẤN VÀ BẢO TRỢ.
Khoản 11-01: thành phần Ban Cố Vấn và Bảo Trợ gồm:
a.- Các cựu Chủ Tịch, các cựu thành viên Hội Ðồng Thường Vụ Ðại
Hội và Hội Ðồng Ðiều Hành, đương nhiên là những thành viên Ban
Cố Vấn và Bảo Trợ.
b.- Các Giáo Sư Luật Khoa, các nhà trí thức, các thân hào nhân sĩ,
các mạnh thường quân, được Chủ Tịch Câu Lạc Bộ mời, với sự đồng
thuận của Hội Ðồng Thường Vụ Ðại Hội.
c.-Số Cố Vấn và Bảo Trợ không hạn chế. Hội viên danh dự có thể đồng
thời tham gia Ban Cố Vấn và Bảo Trợ.
Khoản 11-02: Nhiệm kỳ.
Ban Cố Vấn và Bảo Trợ có nhiệm kỳhai (2)) năm và chấm dứt nhiệm
kỳ cùng lúc với sự mãn nhiệm của Hội Ðồng Ðiều Hành.
Khoản 11-03: Nhiệm vụ.
a.-Ban Cố Vấn và Bảo Trợ có nhiệm vụ đóng góp ý kiến hay bảo trợ
phương tiện, tài chánh cho Hội Ðồng Ðiều Hành trong các vấn đề liên
quan đến việc thực hiện chính sách, kế hoạch , chương trình và các
hoạt động, nhằm xây dựng, củng cố và phát triển CLBLKVN.
b.-Ban Cố Vấn và Bảo Trợ có thể tham dự các phiên họp của Hội Ðồng
Ðiều Hành, nhưng không có quyền biểu quyết.
ÐIỀU XII: QUẢN TRỊ TÀI CHÁNH.
Khoản 12-01: Tài khoá.
Tài khoá của Câu Lạc Bộ LKVN được qui định từ 1 tháng 1 đến 31 tháng
12 mỗi năm.
Khoản 12-02: Tài sản.
Tài sản của Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam gồm tiền niên liễm do
hội viên đóng góp, trợ cấp hay tặng dữ vô điều kiện. Các khoản tặng
dữ dù là hiện kim hay hiện vật có trị giá trên một ngàn(1000.00)
dollars, phải được chấp thuận của đa số thành viên Hội Ðồng Thường
Vụ và Hội Ðồng Ðiều Hành trong một phiên họp Liên Hội Ðồng.
Khoản 12-03: Thủ tục tài chánh.
a.- Hội Ðồng Ðiều Hành quyết định việc mở chương mục tại ngân hàng,
với một Phó Chủ Tịch hay Tổng Thư Ký Hội Ðồng Ðiều Hành cùng đứng
tên với Thủ Quỹ, khi xuất ngân chi phiếu cũng phải có đủ chữ ký
của hai người này.
b.- Các khoản chi tiêu dưới hai trăm( 200) dollars, Chủ Tịch ký
phiếu chuẩn chi.
c.- Các khoản chi tiêu trên hai trăm(200) dollars, phải được sự
chấp thuận của quá bán Hội Ðồng Ðiều Hành. Phiếu chuẩn chi phải
có chữ ký của Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch không đứng tên trong chương
mục ngân hàng. Sự từ chối ký phiếu chuẩn chi hợp lệ có thể
là lý do truất quyền và thay thế người chuẩn chi khác, theo quyết
định đa số quá bán của Ủy Ban Thường Vụ Ðại Hội và Hội Ðồng Ðiều
Hành họp chung.
d.- Khi nhận được phiếu chuẩn chi hợp lệ, nếu người đứng tên trong
chương mục của Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam tại ngân hàng từ chối
không ký chi phiếu xuất ngân, Hội Ðồng Ðiều Hành sẽ họp lấy quyết
định đa số để thay thế.
e.- Mọi thu, chi phải phù hợp với nguyên tắc điều hành kế toán tổng
quát( GAAP).
ÐIỀU XIII: TU CHÍNHNỘI QUY.
Khoản 13-01: Phạm vi và thẩm quyền tu chính.
Bất cứ điều khoản nào hay toàn bộ Nội Quy Câu Lạc Bộ Luật khoa Việt
Nam, đều có thể tu chính hay hủy bỏ bằng một quyết định của
đa số quá bán số hội viên hiện diện trong Ðại Hội.
Khoản 13-02: Quyền và điều kiện đề nghị tu chính.
Hội Ðồng Thường Vụ Ðại Hội, Hội Ðồng Ðiều Hành, nếu có sự đồng thuận
của đa số quá bán, hay một phần ba(1/3) tổng số hội viên, có quyền
đề nghị tu chính chính Nội Quy.
Khoản 13-03: Thủ tục tu chính.
Mọi dự án tu chính hội đủ quyền và điều kiện đề nghị, phải được
gởi đến Hội Ðồng Thường Vụ Ðại Hội, Hội Ðồng Ðiều Hành và toàn thể
hội viên ít nhất là một(01) tháng trước ngày Ðại Hội. Ban Tổ Chức
Ðại Hội xét thấy hợp lệ, sẽ sắp vào nghị trình Ðại Hội và thông
báo rõ trong nội dung thư mời hội viên tham dư Ðại Hội về dự án
tu chính. Tác giả dự án tu chính Nội Quy cử đại diện thuyết trình
bảo vệ dự án trước Ðại Hội.
Khoản 13-04: Hiệu lực.
Các điều khoản hay toàn bộ Nội Quy được tu chính sẽ có hiệu lực
ngay sau khi Ðại Hội Khoáng Ðại Biểu quyết thông qua.
ÐIỀU XIV: GIẢI TÁN CÂU L ẠC BỘ.
Khoản 14-01: Ðiều kiện và thủ tục giải tán.
a.- Quá bán tổng số hội viên hợp lệ, hay ba phần năm (3/ 5) tổng
số thành viên Hội Ðồng Thường Vụ Ðại Hội và Hội Ðồng Ðiều Hành họp
chung, có quyền đề nghị giải tán Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam.
b.- Khi có đề nghị giải tán hợp lệ, Chủ Tịch Hội ÐồngThường Vụ Ðại
Hội và Chủ Tịch Hội Ðồng Ðiều Hành hoặc một trong hai vị này, có
bổn phận triệu tập Ðại Hội Khoáng Ðại trong thời hạn không quá 2
tháng, kể từ ngày nhận được đề nghị giải tán. Nếu cả hai vị Chủ
Tịch không triệu tập, thì bất cứ thành viên nào Hội Ðồng Thường
Vụ và Hội Ðồng Ðiều Hành, có quyền đứng ra triệu tập Ðại Hội Khoáng
Ðại.
c.- Quyết định giải tán CLBLKVN phải được biểu quyết đồng thuận
của ba phần năm (3/5) số hội viên hiện diện và ủy quyền hợp lệ trong
Ðại Hội.
Khoản 14-02: Thanh toán tài sản của Câu Lạc Bộ Luật khoa
Việt Nam
Ðại Hội Khoáng Ðại chấp thuận việc giải tán Câu Lạc Bộ LKVN sẽ quyết
định luôn việc thanh toán tài sản của CLBLKVN, bao gồm việc thanh
toán tài khoản tồn ngân, động sản và bất động sản của Câu Lạc Bộ
Luật khoa Việt Nam.
ÐIỀU XV: HIỆU LỰC THI HÀNH VÀ GIÁ TRỊ VĂN BẢN.
Khoản 15-01: Hiệu lực thi hành.
Bản Nội Quy này có hiệu lực thi hành kể từ ngày hôm nay, Chủ Nhật
mùng tám tháng Mười Hai năm hai ngàn lẻ hai( 08-12-2002 ), sau khi
đã được Ðại Hội Khoáng Ðại họp cùng ngày biểu quyết thông qua với
mười tám(18) phiếu thuận và một(01) phiếu chống.
Khoản 15-02: Giá trị văn bản.
Bản Nội Quy này soạn thảo bằng tiếng Việt, được chuyển dịch sang
tiếng Anh và đều có giá trị pháp lý như nhau.
Houston, ngày 8 tháng 12 năm 2002
Chủ Toạ Ðoàn và Thư Ký Ðại Hội cùng ký tên
Chủ toạ đoàn:
Thư ký Ðại hội
1/- Ông Ðào Văn Thảo
Ông Lê Tấn Thành
2/- Ông Nguyễn Ðức Ðịnh
NỘI QUY
Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam.
(Sau khi tu chính năm 2007)
Trong Đại Hội Thường Niên 2007 của Câu Lạc Bộ Luật Khoa
Việt Nam họp ngày 31 tháng 12 năm 2007, đã tu chính các khỏan 1
của các Điều VII và Điều VIII, liên quan đến Nhiệm kỳ của
các thành viên Hội Đồng Thường Vụ Đại Hội và các thành viên Hội
Đồng Điều Hành như sau:
ÐIỀU VII: HỘI ĐỒNG THƯỜNG VỤ ĐẠI HỘI.
Hội Ðồng Thường Vụ Ðại Hội là cơ quan đại diện thường trực của Ðại
Hội Khoáng Ðại, với thành phần, nhiệm kỳ, nhiệm vụ và quyền hạn
như sau:
Khoản 7-01: Thành phần và nhiệm kỳ:
Hội Ðồng Thường Vụ gồm từ 3 đến 5 thành viên, do Ðại Hội Khoáng
Ðại bầu trực tiếp theo các thể lệ do Ủy Ban Bầu Cử đưa ra, với nhiệm
kỳ bốn (4) năm. Chức vụ Chủ Tịch được bầu riêng một lần, các thành
viên còn lại được bầu chung một lần. Trong phiên họp đầu tiên Hội
Ðồng Thường Vụ Ðại Hội sẽ cử ra một Phó Chủ Tịch và một Thư Ký.
ÐIỀU VIII: HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH.
Khoản 8-01: Thành phần và nhiệm kỳ.
Hội Ðồng Ðiều Hành gồm 5 thành viên do Ðại Hội Khoáng Ðại bầu trực
tiếp theo các thể lệ do Ủy Ban Bầu Cử đưa ra, với nhiệm kỳ bốn (4)
năm. Chức vụ Chủ Tịch được bầu riêng một lần, các thành viên còn
lại được bầu chung một lần. Trong phiên họp đầu đầu tiên Hội Ðồng
Ðiều Hành sẽ phân nhiệm các chức vụ Phó Chủ Tịch Nội Vụ, Phó Chủ
Tịch Ngoại Vụ, Tổng Thư Ký và Thủ Quỹ.
|